-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)
Release Description:
Features:
Kratos cuồng nộ trong PlayStation All-Stars: Battle Royale
Ý tưởng tập trung tất cả các nhân vật đặc trưng của một hệ máy vào một game fighting đã từng là một ý tưởng được coi là điên rồ. Cha đẻ của ý tưởng này, Mashahiro Sakurai, đã phải rất vất vả mới thuyết phục được Nintendo phát triển một game như vậy, và công ty Nhật Bản này lúc đó cũng cảnh báo ông rằng rất khó có chuyện game này có thể được phát hành tại nước ngoài. Thế nhưng, trái ngược với mọi dự đoán, Super Smash Bros đã bán được gần 5 triệu bản tại Nhật Bản và Mĩ trong lần xuất hiện đầu tiên vào năm 1999.
Mặc dù thành công như vậy, thế nhưng trong gần 15 năm qua, vẫn chưa có công ty nào khác “dám” bắt chước công thức của Sakurai – cho đến bây giờ, một đại gia khác của làng game Nhật Bản: Sony với PlayStation, mới quyết định thực hiện một tựa game tương tự với cái tên PlayStation All-Stars Battle Royale . Cũng phải nói Sony phải đối đầu với không ít khó khăn, khi mà lịch sử phát triển game của công ty này ngắn hơn khoảng 1 hay 2 thập kỉ so với Nintendo, đồng nghĩa với việc khá khó kiếm những nhân vật có thể chuyển thành đấu sĩ để đưa vào game.
Vì vậy, để cho đủ 22 nhân vật tham gia vào game, Sony đã phải “vay mượn” khá nhiều từ các game đồng hợp tác với các công ty khác, như Big Daddy trong BioShock của 2K Games, Dante của Capcom (dưới vẻ ngoài như trong bản DMC 5) cùng Raiden của Konami cũng góp mặt. Ngoài ra, các nhân vật còn lại đều là vai chính trong những game độc quyền của Sony, bao gồm cả những nhân vật mang tính biểu tượng PaRappa the Rapper và Toro Inoue (từ series Together Everywhere!), cùng hàng loạt các gương mặt quen thuộc khác như Sackboy, Jak và Daxter, Sly Cooper, Spike trong Ape Escape và Sir Daniel Fortesque trong MediEvil.. Các nhân vật càng vui nhộn trong game lại càng mạnh vì chúng đều có các skill khá dị và độc đáo. Còn những nhân vật mang diện mạo "người" một chút như Nathan Drake (Uncharted), Nariko (Heavenly Sword) và Cole MacGrath ( inFamous) thì lại hơi kém trong việc đánh đấm.
Với những game như thế này, khả năng thành công thường được đánh giá qua 2 yếu tố: Sự hài hước và sáng tạo trong gameplay và sự hấp dẫn, thú vị trong việc chiến đấu. Ở vế đầu, những nhà phát triển SuperBot Entertainment và Santa Monica đã rất thành công. Các đấu trường trong game đều được phỏng theo bối cảnh các game quen thuộc của Sony, và thường kết hợp bởi nhiều game khác nhau.
Trong khi trận chiến diễn ra, sẽ có những nhân tố môi trường đột ngột xuất hiện làm ảnh hưởng đến trận đấu, như một chiếc tank bắn rocket về phía người chơi, hay một Chop Chop Master Onion khổng lồ xuất hiện dẫm nát trường đấu. Bên cạnh đó, PlayStation All-Stars Battle Royale còn có khá nhiều extra hấp dẫn khác. Mỗi nhân vật có 3 trang phục bạn có thể unlock, cùng với hành loạt kiểu thách thức, giai điệu mừng chiến thắng, và các animation mang đặc trưng rất riêng của mỗi nhân vật. Phải nói nhà phát triển đã phải bỏ khá nhiều công sức, đem lại sự quen thuộc đầy thú vị cho những ai yêu thích các game trên dòng máy PlayStation.
Còn ở mảng combat, Battle Royal còn kém xa Street Fighter về độ phức tạp, nhưng cũng có đủ chiều sâu và sự đa dạng để thỏa mãn người chơi. Mỗi nhân vật có khoảng 30 chiêu thức khác nhau, có thể kết hợp với nhau để tạo nên hàng loạt combo theo ý thích. Sự khác biệt lớn nhất của game với các game fighting truyền thống là các nhân vật không hề có cột máu. Các trận đấu cũng không kết thúc khi một bên nào đó bị hạ gục. Thay vào đó, hầu hết các trận đấu diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, và ai đánh gục được đối phương nhiều lần nhất sẽ là người chiến thắng.
Nhìn chung, ngoài những trận đánh diễn ra thú vị, hào hứng, PlayStation All-Stars Battle Royale là một game còn khá “thô sơ”. Menu của game và các tùy chỉnh cũng có đầy đủ các tính năng, nhưng không thú vị. Sự tập trung của nhà phát triển hình như dành hơi nhiều cho việc phát triển chi tiết các nhân vật và bộ skill mà “quên” đi mất những tính năng gameplay chung khác. Có cảm giác, Battle Royal cố ý muốn tìm chỗ đứng của riêng mình trên thị trường game đối kháng.
Thế nhưng, nếu nói về khía cạnh một game fighting đích thực, Battle Royal quá lộn xộn, quá hoạt kê, không nghiêm túc. Còn nói về một game kỉ niệm cho cả một thế hệ console, nó lại không thể so sánh với người đồng nhiệm bên phía Nintendo, Super Smash Bros. Brawl – có lẽ một phần là vì sự thua kém về truyền thống của Sony so với “tiền bối” Nintendo. Nhưng dù sao đây cũng là một tựa game không tồi chút nào, và càng không thể thiếu đối với những ai đã và đang say mê với biết bao thế hệ của PlayStation.